"

Phân biệt công dụng của các loại bu lông khác nhau

Ai cũng biết công năng chính của bu lông là dùng để liên kết các chi tiết máy móc kỹ thuật lại với nhau. Tuy nhiên, không phải loại bu lông nào cũng có môi trường sử dụng giống nhau.

Nếu ví các loại máy móc kỹ thuật giống như một cơ thể sống của con người. Vậy thì các chi tiết bên trong máy đóng vai trò như bộ một khung xương có tác dụng nâng đỡ cũng như hỗ trợ các chuyển động trong khi hoạt động. Thế nhưng, để bộ khung xương có thể vận hành được thì không thể không nhắc tới các khớp nối và ở các loại máy móc đó chính là những chiếc bu lông

Bên trong cơ thể chúng ta, các khớp nối được phân chia loại theo cấu trúc, chức năng và sinh học thì bu lông cũng vậy. Chúng được phân loại để sử dụng phù hợp với từng điều kiện môi trường khác nhau. Và nếu như không lựa chọn đúng sản phẩm phù hợp sẽ dẫn đến rất nhiều rất nhiều sự cố không mong muốn . Nên, Bu lông Hoàng Hà chúng tôi xin gửi tới bạn bài viết “hướng dẫn cách phân loại của từng dòng bu lông khác nhau“.

Hướng dẫn cách phân loại của từng dòng bu lông khác nhau
Hướng dẫn cách phân loại của từng dòng bu lông khác nhau

Phân loại bu lông 

Phân loại bu lông theo chức năng bảo vệ chống ăn mòn

Nhắc tới loại vật liệu có tính năng chống ăn mòn cao thì không thể không tới Inox. Những chiếc bu lông Inox được đánh giá là loại vật liệu số một về khả năng chịu lực, độ bền cũng như có thể kháng lại các hóa chất ăn mòn. Đặc biệt, đối với Bu lông Inox 316 rất thích hợp để sử dụng những công trình phải tiếp xúc với nước biển như cầu cảng, đóng tàu…. Ngoài ra, chúng ta còn có những sản phẩm khác đó chính là:

– Bu lông đen mộc: sản xuất ra nguyên bản như vật liệu thép ban đầu.
– Bu lông nhuộm đen: sau khi sản xuất được nhuộm đen nhờ một lớp oxi hoá trên bề mặt bu lông.
– Bu lông mạ kẽm điện phân, bu lông mạ kẽm nhúng nóng, bu lông mạ màu cầu vồng.

Phân loại bu lông theo chức năng bảo vệ chống ăn mòn
Phân loại bu lông theo chức năng bảo vệ chống ăn mòn

->> Xem thêm: Bu lông Inox 304 được dùng trong những công trình nào bạn đã biết chưa?

Phân loại theo phương pháp chế tạo và độ chính xác khi gia công

Bu lông ren thô: được chế tạo từ thép tròn, đầu bu lông được dập nguội hoặc dập nóng hoặc rèn, phần ren được tiện hoặc cán. Do sản xuất thủ công nên độ chính xác kém, được dùng trong các chi tiết liên kế không quan trọng hoặc trong các kết cấu bằng gỗ. 

Bu lông ren tinh: được chế tạo tương tự bu lông thô nhưng được gia công thêm phần đầu bu lông và các bề mặt trên mũ để loại bỏ bavia.

Bu lông ren nửa tinh:được chế tạo cơ khí, với độ chính xác cao, bu lông loại này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.

Bu lông siêu tinh là loại bu lông được sản xuất đặc biệt nhằm sử dụng cho các mối nối đặc biệt, có dung sai lắp ghép nhỏ

Phân loại bu lông theo cấp độ

Thông thường có một số cấp bền thông dụng như: cấp bền 4.6; cấp bền 5.8; cấp bền 6.5; cấp bền 8.8; cấp bền 10.9. Tùy theo từng cấp độ mà khả năng chịu tải của các loại bu lông cũng khác nhau. Đặc biệt những loại bu lông có cấp bền 8.8 trở lên thường gọi là bu lông cường độ cao và có đánh số cấp bền trên đầu bu lông.

Phân loại bu lông theo cấp độ
Phân loại bu lông theo cấp độ

Xem thêm các sản phẩm khác:

Ốc vít bắn tôn

Bu lông neo móng

Trên đây là bài viết phân loại bu lông theo tính năng của từng loại. Ngoài ra, quý khách cũng có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới đây để được tư vấn cũng như giải đáp những băn khoăn mà bạn đang gặp phải khi lựa chọn mua các sản phẩm bu lông , ốc vít cho công trình của mình

——————————–

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ
Địa chỉ: Nhà 68, Đường Mương Nổi, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
Điện thoại: 0985.035.888 – 0944.707.888
Contact Me on Zalo