Bu lông tự đứt hay còn gọi là bulong tự cắt được sử dụng chủ yếu trong các công trình kết cấu thép công nghiệp, lĩnh vực xây dựng nhà thép cao tầng, cảng biển, tàu thủy…
Thông thường, chúng ta chỉ quen với khái niệm chung khi nói đến bulong. Đó là một loại vật tư được dùng trong hoạt động lắp xiết nhằm liên kết các mối nối, mối ghép lại với nhau. Tuy nhiên, mỗi một loại bu lông được chế tạo ra thường có những tính năng khác nhau để phù hợp với yêu cầu của từng công trình.
Do đó, nhằm giúp cho bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về ưu, nhược điểm cũng như tính năng của từng loại. Nên, hôm nay, Hoàng Hà chúng tôi sẽ gửi tới bạn bài viết: “những điều bạn cần biết về bu lông tự đứt”.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết bên dưới đây sẽ giúp ích được cho các bạn.
Bu lông tự cắt là gì?
Đây là điều mà không ít bạn thắc mắc, bu lông Hoàng Hà sẽ giải đáp cho bạn ngay bây giờ. Bu lông tự cắt hay còn được biết đến với tên gọi khác là bu lông tự đứt, có nơi gọi là bu lông S10T. Dòng bu lông này có cường độ cao thường có cấp bền 10.9.
Chúng được sản xuất theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Nhật Bản. Thường được sử dụng chủ yếu trong kết cấu thép trong ngành công nghiệp, lĩnh vực xây dựng nhà cao tầng, công trình giao thông vận tải. Bu lông tự cắt chủ sử dụng những mối ghép có cường độ chịu lực cao.
Cấu tạo của bu lông tự cắt
Bu lông tự cắt có cấu tạo như sau:
- Phần đầu của bu lông được thiết kế tán đinh đây là nơi chịu lực chính của bu lông
- Phần thân bu lông có hình trụ, thiết kế tròn và không được tiện ren
- Phần ren được tiện theo tiêu chuẩn của Đức, hệ ren mét rất phổ biến tại Việt Nam hiện nay.
- Phần tự đứt tự động cắt rời khi sử dụng
- Ecu không tách rời mà đi theo bộ với bu lông
- Vòng đệm đi kèm bu lông tự đứt
Phần tự đứt của bulong sẽ tự động được cắt rời khi sử dụng máy chuyên dùng để vặn. Phần tự đứt này mang đến sự khác biệt của bu lông tự đứt so với cá loại bulong thông thường. Tất nhiên, phần tự đứt này cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chúng giúp cố định cho bu lông không xoay để máy có thể xiết chặt đai ốc chỉ bằng 1 thao tác. Lúc này, bulong tự đứt sẽ trở thành một loại bulong bình thường.
Nguyên lý làm việc của bu lông tự cắt
Nguyên lý làm việc của bu lông tự cắt như sau: khi đưa bu lông vào lỗ, tức là chúng ta gắn chặt rồi xoay ê cu bằng tay, nhưng khi không xoay bằng tay được nữa sẽ có súng bắn bu lông chuyên dụng. Trong phần súng bắn bu lông đặc biệt thì sẽ có một phần giữ lại chỗ tự đứt của bu lông và ngăn bu lông khỏi xoay khi siết ê cu. đến khi ê cu tiếp tục siết vừa chắc, đủ sức thì phần giữ phần tự đứt của bu lông sẽ xoay theo chiều thẳng đứng, cắt đứt phần không đứt của bu lông.
Thông số kỹ thuật của bu lông tự đứt
- Đường kính thân từ ø16 đến ø36
- Chiều cao: Trên 40 – 300mm
- Bước ren: 1 – 4
Vật liệu sản xuất bu lông tự cắt
Vật liệu sản xuất bu lông tự đứt là kim loại, do vậy để chế làm bu lông có cấp bền theo bản vẽ ban đầu người ta sẽ dùng vật liệu có cấp bền xấp xỉ và bền theo yêu cầu. Cũng có thể lựa chọn vật liệu có cấp bền “gần đạt” hoặc tương đương theo yêu cầu và ngay khi sản xuất bu lông hoàn chỉnh, bu lông sẽ tiến hành đốt nhiệt độ bề mặt nhằm có thể đạt cấp bền theo yêu cầu.
Ưu nhược điểm của bu lông tự cắt
Bulong tự đứt thường được ứng dụng trong các công trình như là xây dựng kết cấu thép công nghiệp, lĩnh vực xây dựng nhà thép cao tầng, cảng biển, tàu thủy…
Ngoài ra, loại bulong này còn có ưu nhược điểm phải kể đến như:
Ưu điểm: Khả năng chịu lực rất tốt nhờ vào vật liệu có cấp bền cao, thi công khá dễ dàng với máy, rất tiết kiệm thời gian và chi phí thi công nếu so với thi công bằng đinh tán.
Nhược điểm: Bu lông chỉ được sử dụng 1 lần mà không sử dụng lại được, do sau lần xiết bu lông đầu tiên thì phần tự đứt sẽ đứt khỏi bu lông.
Sau khi đã nắm được ưu, nhược điểm của loại vật tư này rồi thì điều bạn cần quan tâm tới đó chính là cấu tạo cũng như vật liệu được chế tạo để từ đó có thể hiểu rõ hơn về đặc tính của các loại sản phẩm này.
Xem thêm các sản phẩm bulong khác:
- Bulong inox
- Bulong nở – tắc kê nở
- Bulong hóa chất
- Bu lông cường độ cao
- Bu lông neo móng
- Bu lông đồng
Phần đai ốc được siết chặt mà không cần cố định đầu bu lông. Nhưng nó vẫn có nhược điểm là chỉ sử dụng được một lần, không tái sử dụng được. Nên chi phí khá cao thường các công trình lớn đòi hỏi kỹ thuật cao mấy sử dụng.
Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin về bu lông tự đứt. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới đây để được hỗ trợ tư vấn.
———————–
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ
Địa chỉ: Nhà 68, Đường Mương Nổi, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
Điện thoại: 0985.035.888 – 0944.707.888
Email: [email protected]