"

Các loại Bu lông lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời

Bu lông đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời. Chúng giúp tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các mối ghép.

Thời gian gần đây, khi các vấn đề ô nhiễm môi trường ngày một nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người cũng như hệ sinh thái của các loại sinh vật. Cũng chính vì vậy mà rất nhiều người đã lựa chọn chuyển đổi sử dụng điện lưới sang điện mặt trời nhằm mang đến cuộc sống xanh cho gia đình của mình.

Nhưng, các tấm pin năng lượng được lắp đặt ở ngoài trời, thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Chính vì vậy bạn cần phải lựa chọn những loại vật liệu có tính năng kháng lại tính ăn mòn của thời tiết. Và một trong những điểm quan trọng nhất của hệ thống điện năng lượng mặt trời chính là các mối liên kết. Nhằm đảm bảo độ an toàn cho các mối liên kết chúng ta cần lựa chọn loại bu lông phù hợp. Vậy đó là những loại bu lông nào? chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Những loại bu lông thích hợp được sử dụng trong lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời

Bu lông lục giác ngoài

Bu lông lục giác ngoài là dòng bu lông này thường dùng cờ lê để siết. Cấu tạo của bulong với phần thân là hình trụ dài được tiện ren có thể là ren lửng hoặc ren suốt giúp liên kết các chi tiết trong máy dễ dàng hơn. Đặc điểm nhận dạng của bu lông lục giác ngoài chính là trên đầu bu lông không phải hình tròn như bu lông lục giác chìm mà được tạo hình lục giác đều.
Dòng bu lông này được ứng dụng rất nhiều trong các công trình ngoài trời như: xây dựng cầu đường, giao thông, hệ thống điện mặt trời… nhờ có tính năng chịu lực và độ bền được đánh giá cao. Điều này giúp làm giảm khả năng ăn mòn kim loại ở những mối ghép liên kết.
Bu lông lục giác ngoài thích hợp sử dụng trong các công trình điện năng lượng mặt trời
Bu lông lục giác ngoài thích hợp sử dụng trong các công trình điện năng lượng mặt trời

Bu lông lục giác chìm đầu trụ

Vật liệu chế tạo ra loại bu lông lục giác chìm đầu trụ cũng khá đa dạng, có thể kể ra đó là Inox 201, 304, 316, 316L, 310, 310S hoặc Thép hợp kim, đạt cấp bền 4.8/ 5.6/ 6.6/ 6.8/ 8.8/ 10.9/ 12.9/ theo tiêu chuẩn ISO 898-1. Mỗi loại chất liệu khác nhau thì bu lông sẽ có đặc điểm khác nhau.

Đối với loại bu lông được làm từ thép hợp kim có tính năng chịu nhiệt độ cao do các nguyên tố hợp kim cản trở sự khuếch tán của cacbon làm mactenxit khó phân hóa và cacbit khó kết tụ ở nhiệt độ cao hơn 200oC, do vậy tại các nhiệt độ này thép hợp kim bền hơn. Một số thép hợp kim với lớp vảy ôxyt tạo thành ở nhiệt độ cao khá xít chặt, có tính bảo vệ tốt.

– Không gỉ, chống ăn mòn trong axit, badơ, muối.
– Từ tính đặc biệt hoặc không có từ tính.
Còn đối với bu lông được làm từ Inox lại có những ưu điểm sau:
– Inox có tính năng chống ăn mòn và chống ô xi hóa cao, điều này làm tăng chất lượng và tuổi thọ của các sản phẩm làm từ inox. Đồng thời, chúng ít khi bị hỏng hóc hay phải sửa chữa, giúp tiết kiệm tiền bạc cũng như thời gian của con người.
– Inox là hợp kim có thể tái chế mà không làm mất đi những phẩm chất vốn có. Các nguyên liệu dùng để tạo nên thép không gỉ được tái sử dụng vô thời hạn để sản xuất ra các sản phẩm mới.

Vòng đệm vênh

Long đen vênh hay còn có tên gọi khác là vòng đệm vênh. Là chi tiết lót được sử dụng ở giữa các đai ốc và các mối ghép hay thiết bị ghép nối trong máy móc.
Trong quá trình thi công các công trình thì vòng đệm,long đen có công dụng hạn chế khả năng tự tháo mối ghép của bu lông – đai ốc khi được siết chặt, có được công dụng này là do vòng đệm, long đen có độ đàn hồi lớn, sẽ tạo chặt thêm cho mối ghép bu lông – đai ốc.
Đối với các mối ghép theo thời gian có thể bị giãn ra, lỏng ra thì sử dụng long đen, vòng đệm vênh, vòng đệm gập, hay vòng đệm cánh. Những loại vòng đệm này có tính chất vật lý đặc biệt giúp đề phòng tình trạng bị lỏng ra, bị giãn ra của các mối ghép.
Long đen vênh có tác dụng phân bố đều lực ép lên đai ốc làm tăng độ chặt giữa các mối ghép. Vòng đệm vênh có độ đàn hồi rất tốt làm cho mối ghép bu lông khít và chắc chắn hơn rất nhiều.
Có thể bạn quan tâm sản phẩm:

Đinh tán

Mối ghép đinh tán là mối ghép không tháo được. Có ba loại mối ghép đinh tán, các chi tiết được nối chặt với nhau nhờ đinh tán

– Mối ghép kín dùng cho các thùng chứa, nồi hơi có áp suất thấp.
– Mối ghép chắc: dùng để ghép các thanh kim loại với nhau như các dàn cầu, dàn máy.
– Mối ghép chắc kín, dùng trong các kết cấu đòi hỏi vừa chắc lại vừa kín như nồi hơi có áp suất cao.

Đinh tán là một trong những chi tiết máy móc không thể thiếu, giúp máy móc vận hành tốt hơn và được sử dụng nhiều trong các trường hợp dưới đây:

  • Vật liệu tấm ghép không được hàn hoặc khó hàn.
  • Mối ghép phải chịu được nhiệt độ cao (như nồi hơi.)
  • Mối ghép phải chịu được lực lớn và chấn động mạnh..

Trên đây là những thông tin có liên quan đến các loại bu lông nên sử dụng khi thi công lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời. Ngoài ra quý khách hàng có thắc mắc cần tư vấn về sản phẩm hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua website: bulonghoangha.com hoặc liên hệ theo thông tin bên dưới đây.

———————————

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ
Địa chỉ: Nhà 68, Đường Mương Nổi, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
Điện thoại: 0985.035.888 0944.707.888
Contact Me on Zalo