Mọi người đã hiểu rõ về các loại bu lông trong tiếng anh chưa ? Dưới bài viết sau sẽ tổng hợp và cung cấp những thông tin chọn lọc nhất đến bạn cho định nghĩa bu lông trong tiếng anh nhé!
Bu lông lục giác tiếng anh là gì?
Bu lông lục giác tiếng anh cũng được chia làm hai loại đó là bu lông lục giác ngoài: Hex Bolt và bu lông lục giác chìm: Hex socket Bolts. Dưới đây là thông tin về chi tiết của 2 loại bulong như sau
Bu lông lục giác ngoài: Hex Bolt
Bu lông lục giác ngoài Hex Bolt (Hexagon Bolts) là chi tiết và vật liệu quan trọng trong xây dựng công trình, các kết cấu thép hay hệ thống nhà xưởng. Với dòng Hex Bolt dùng để nối các chi tiết, có khả năng chịu lực nén kéo và tạo sự dễ dàng cho quá trình tháo lắp các kết cấu kiện. Bu lông lục giác ngoài Hex Bolt có cấu tạo phần thân là hình trụ, được tiện ren lửng/hoặc ren suốt. Một đầu có hình lục giác, đầu còn lại có đai ốc, vòng đệm để siết chặt.
Kích thước: Đường kính của bu lông lục giác ngoài được sản xuất theo tiêu chuẩn với kích thước là: M5, M6, M8,… đến M72. Tiêu chuẩn thông dụng được áp dụng khi sản xuất bu lông là DIN 931, DIN 933, DIN 934.
Bu lông lục giác chìm: Hex socket Bolts
Bu lông lục giác chìm Hex Socket Bolts là vật liệu được làm từ thép, inox và cũng có vai trò kết nối bề mặt, các chi tiết lại với nhau. Dòng bu lông lục giác chìm Hex Socket sử dụng rất nhiều trong ngành đóng tàu, kỹ thuật, cơ khí…
Ngoài ra còn các loại bu lông khác
Cùng điểm qua 4 loại bu lông khác ngay dưới đây:
Bu lông neo móng: Anchor Bolts
Với bu lông neo móng Anchor Bolts được sử dụng để cấy vào bê tông, hỗ trợ kết cấu cho phần cột thép nhà tiền chế, các cột đèn, biển báo, tín hiệu giao thông, cầu cảng, máy móc kỹ thuật… Với bulong neo móng có cấu tạo 3 phần: phần ren, phần gia công bẻ, chiều dài sau khi gia công bẻ.
Bulong tự đứt
Bulong tự đứt sẽ được tự động cắt rời khi sử dụng súng chuyên dụng trong quá trình xiết bu lông. Đây chính là điểm khác biệt của bulong tự đứt đối với bulong thường. Ưu điểm của bulong đứt là chịu lực, chịu tải tốt. Dễ dàng thi công và lắp đặt ngay cả những vị trí khó, điều kiện khắc nghiệt giúp tiết kiệm chi phí nhân công và thời gian rõ rệt. Ứng dụng của bulong tự đứt phổ biến trong các lĩnh vực như thép cao tầng, hạ tầng, công trình giao thông, cảng biển…
Bulong cường độ cao
Bu lông cường độ cao có tên trong tiếng anh là High tensile strength bolt và là dòng bu lông thuộc nhóm có cấp bền từ 8.8 trở lên. Các cấp bền phổ biến nhất thường gặp với bulong cường độ cao là 8.8; 10.9; 12.9. Ưu điểm trên dòng bu lông này là khả năng chịu kéo, chịu cắt tốt, giới hạn chảy, giới hạn bền, độ giãn dài cũng như độ thắt tiết diện.
Nguyên liệu để làm ra bulong cường độ cao là thép có chứa hàm lượng cacbon cao cấp có giới hạn từ 0.15-0.35%. Đây được đánh giá là yếu tố quan trọng nếu thành giúp sản phẩm đảm bảo được độ bền kéo.
Bulong inox
Bulong inox là vật liệu cơ khí và được sử dụng phổ biến nhất là trong các lĩnh vực cơ khí, xây dựng, lắp ráp.. Phần thân bulong inox được tiện ren (có thể là ren suốt hoặc ren lửng) theo tiêu chuẩn hệ ren mét khác nhau.
Với bulong inox có thể được làm từ inox 201, 304, 316, 316L tương ứng với các ưu điểm khác nhau như: độ chịu tải, khả năng chống ăn mòn cao hay thấp. Đối với các dòng inox để xếp tính chống ăn mòn từ thấp đến cao sẽ là inox 201, 304, 316, 316L.
Trên đây là chia sẻ về các loại bu lông trong tiếng anh từ Hoàng Hà. Hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp được cho quý bạn đọc thông tin hữu ích. Để được hỗ trợ và tư vấn liên hệ ngay Hotline: 0985.035.888