"

Liên kết chân cột thép nhà khung thép thì nên dùng loại bu lông nào?

Liên kết chân cột thép nhà khung thép cần phải sử dụng đến những loại bu lông như: bu lông cường độ cao, bu lông liên kết, bu lông thép hợp kim…

Bạn có biết những loại bu lông nào thích hợp được sử dụng trong liên kết chân cột thép nhà khung thép hay chưa? Nếu chưa biết thì bạn hãy tham khảo ngay bài viết bên dưới đây của bulonghoangha chúng tôi nhé!

Xem thêm các sản phẩm:

Bu lông mắt inox 304 

Ứng dụng của bu lông cường độ cao

Liên kết chân cột thép nhà khung thép thì nên dùng loại bu lông nào?
Liên kết chân cột thép nhà khung thép thì nên dùng loại bu lông nào?

Những loại bu lông được dùng trong liên kết chân cột thép khung nhà thép

Bu lông cường độ cao

Bu lông cường độ cao là loại vật tư sử dụng cho các mối liên kết yêu cầu chịu lực tốt nên nguyên vật liệu sử dụng để chế tạo bu lông cường độ cao cũng khác so với các loại bu lông thường.

Vật liệu chế tạo bulong cường độ cao là các vật liệu có tính bền, độ cứng cao (chứa các thành phần kim loại như Crom.

Một số vật liệu chế tạo bulong cường độ cao bao gồm: Mác thép 30X, 35X, 40X theo tiêu chuẩn GOST – 4543, mác thép SCr420, Scr430 theo tiêu chuẩn JIS G4102 – 79.

Như vậy, để sản xuất bulong cường độ cao, các nhà máy cũng cần sản xuất theo các tiêu chuẩn DIN, JIS, ANSI…chúng trong hầu.

Bu lông cường độ cao trong thép được chia làm 3 loại:

–  Liên kết chịu cắt lực vuông góc với thân bu lông, thân bu lông bị cắt và bản thép thành lỗ bị ép.

–  Liên kết không trượt cũng chịu lực vuông góc thân bu lông, nhưng loại bu lông này phải được xiết chặt ở mức tối đa để không trượt.

– Liên kết chịu kéo trong liên kết mà lực dọc theo chiều bu lông, liên kết này được ứng dụng cho liên kết mặt bích, liên kết nối dầm của khung nhà.

Bu lông cường độ cao
Bu lông cường độ cao

Bu lông liên kết

Bu lông liên kết được phân thành 3 loại là bu lông thô, bu lông thường và bu lông tinh:

Bu lông thô, bu lông thường:

Loại này được sản xuất từ thép Cacbon bằng cách rèn, dập. Độ chính xác thấp nên đường kính thân bu lông phải làm nhỏ hơn đường kính gỗ 2÷3mm. Lỗ của loại bu lông này được làm bằng cách đột hoặc khoan từng bản riêng rẽ. Đột thì mặt lỗ không phẳng, phần thép xung quanh lỗ 2÷3mm bị giòn vì biến cứng nguội. Do độ chính xác không cao nên khi ghép tập bản thép các lỗ không hoàn toàn trùng khít nhau, bu lông không thể tiếp xúc chặt với thành lỗ.

Loại bulông này rẻ, sản xuất nhanh và dễ đặt vào lỗ nhưng chất lượng không cao. Khi làm việc (chịu trượt) sẽ biến dạng nhiều. Vì vậy, không nên dùng chúng trong các công trình quan trọng. Chỉ nên dùng bulông thông và bulông thường khi chúng làm việc chịu kéo hoặc để định vị các cấu kiện khi lắp ghép.

Bu lông liên kết
Bu lông liên kết

Bu lông tinh:

Bu lông tinh được chế tạo từ thép carbon, thép hợp kim thấp bằng cách tiện, độ chính xác cao. Đường kính lỗ không lớn hơn đường kính bulông quá 0,3mm. Tất cả các phần đều phải được gia công cơ khí. Có hai loại bulông tinh: loại thường lắp vào lỗ có khe hở và loại lắp vào lỗ không có khe hở, loại thứ hai có đường kính phần ren nhỏ hơn đường kính phần không ren.

Trên đây là bài viết về các loại bu lông được dùng trong liên kết chân cột thép nhà khung thép. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn.

Contact Me on Zalo