Bu lông ốc vít là danh từ chung để chỉ một loại vật liệu cơ khí chuyên được sử dụng để liên kết, ghép nối, cố định các chi tiết lại với nhau.
Trong quá trình sử dụng bu lông ốc vít, chắc hẳn bạn sẽ có rất nhiều thắc mắc mà chưa tìm được lời giải đáp. Chính vì vậy, hôm nay, Hoàng Hà chúng tôi xin gửi đến bạn bài viết tổng hợp những câu hỏi mà người dùng bu lông, ốc vít thường hay gặp và câu trả lời.
Câu hỏi 1: Bu lông mạ kẽm nhúng nóng và bu lông mạ kẽm điện phân (xi) khác nhau như thế nào?
Trả lời: Trước tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem bu lông mạ kẽm nhúng nóng là gì và bu lông mạ kẽm điện phân (xi) là gì nhé.
Bu lông mạ kẽm nhúng nóng: là công nghệ bảo vệ bề mặt bu lông bằng phương pháp phủ 1 lớp kẽm lên bề mặt kim loại. Lớp kẽm này được tạo thành qua quá trình nhúng bu lông vào bể chứa kẽm nóng chảy. Trong quá trình mạ kẽm, kim loại được nấu thành hợp kim với chất nền. Vì thế lớp kẽm mạ sẽ không bị tróc ra như khi dùng sơn, tạo ra lớp bảo vệ vĩnh cửu cho chất nền.
Bu lông mạ kẽm điện phân (xi): mạ kẽm điện phân là tạo ra 1 lớp kết tủa kim loại mỏng lên bề mặt bulong để chống sự ăn mòn, tăng kích thước, độ cứng bề mặt. Người ta thường gọi phương pháp này là mạ lạnh.
Sự khác nhau giữa hai loại: Xét về mặt tính chất của cả hai loại thì bu lông mã kẽm nhúng nóng có khả năng chống gỉ sét tốt hơn, thích hợp sử dụng trong những môi trường ngoài trời hoặc phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất. Còn bu lông mạ kẽm điện phân do có lớp mạ kẽm bảo vệ bề mặt chỉ dày khoảng 15 – 25 micro met. Do đó, khả năng chống ăn mòn của loại bu lông này sẽ kém hơn.
Câu hỏi 2: Bu lông dành cho công trình cảng biển thì nên dùng loại nào?
Trả lời : Các công trình ở cảng biển thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường nước biển có độ mặn và tính axit ăn mòn cao. Do đó, bạn nên lựa chọn các sản phẩm bu lông được làm từ vật liệu Inox (đặc biệt là inox 316 hoặc inox 316 L), bu lông cường độ cao, bu lông tự cắt, bu lông nhúng mạ kẽm nhúng nóng. Đây đều là những sản phẩm được chế tạo bởi các loại vật liệu có khả năng chống lại sự ăn mòn của hóa chất và điều kiện thời tiết. Rất thích hợp sử dụng trong các công trình cầu cảng gần biển.
Bạn có thể tham khảo một số loại sản phẩm có khả năng chống ăn mòn mà Hoàng Hà chúng tôi đang cung cấp bên dưới đây:
Bu lông inox lục giác ngoài ren lửng din 931
Bu lông cường độ cao 12.9
Câu hỏi 3: Bu lông lục giác và bu lông neo móng khác nhau như thế nào?
Trả lời:
bulong neo móng: bao gồm một đầu cán ren ( ren lửng) – đầu này liên kết với tán và bulong, đầu còn lại không có mũ lục giác mà được bẻ móc J, L, V, U móc câu hoặc để thẳng, tùy yêu cầu bản vẽ.
Bulong lục giác: gồm một đầu có mũ lục giác, đầu còn lại được cán ren (ren lửng hoặc ren suốt)
Câu hỏi 4: Bu lông cấp bền như thế nào thì được coi là bu lông cường độ cao?
Trả lời : Cấp bền của bu lông được tính theo hệ mét gồm: 4.6/ 5.6/ 5.8/ 6.8/ 8.8/ 10.9/ 12.9. Trong đó, loại bu lông nào có ký hiệu cấp bền từ 8.8 trở lên thì đó chính là bu lông cường độ cao.
Trên đây là bài viết tổng hợp những câu hỏi thường gặp khi sử dụng và tìm mua bu lông. Ngoài ra, quý khách hàng cũng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo thông tin bên dưới đây để được hỗ trợ giải đáp tất cả những thắc mắc, vấn đề mà bạn đang gặp phải.
Xem thêm các tin tức liên quan:
U Bolt Inox là gì? Chúng được ứng dụng trong những công trình như thế nào?
———————————–
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ
Địa chỉ: Nhà 68, Đường Mương Nổi, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
Điện thoại: 0985.035.888 – 0944.707.888
Email: [email protected]