Cấu tạo mối ghép ren gồm các chi tiết máy ghép lại với nhau nhờ vào các tiết máy có ren: bulông, đai ốc, vít …
Ưu, nhược điểm của mối ghép ren
Ưu điểm
Cấu tạo đơn giản.Cấu tạo đơn giản.
Có thể tạo lực dọc trục lớn.
Có thể cố định các chi tiết ghép ở bất cứ vị trí nào nhờ vào khả năng tự hãm.
Dễ tháo lắp.
Giá thành thấp do được tiêu chuẩn hóa và chế tạo bằng các phương pháp có năng suất cao.
Nhược điểm
Tập trung ứng suất tại chân ren, nên giảm độ bền mỏi của mối ghép ren.
Các dạng hư hỏng thường gặp nhất của mối ghép ren
Mòn profin ren theo đường kính trung bình.
Giảm diên tích bề mặt làm việc của ren (vì mòn).
Thân bulông bị giãn vì biến dạng dẻo.
Thân bulông hoặc vít cấy bị uốn hoặc bị đứt.
Các vòng ren bị cắt đứt do lực kéo hoặc nén dọc trục tăng đột ngột.
Các biện pháp sửa chữa các loại hư hỏng trên mối ghép ren
Ren bị mòn đứt hoặc mẻ trên bu lông hoặc trục có ren
Tiên hết ren cũ rồi cắt ren mới có kích thước nhỏ hơn, lúc này phải thay thế đai ốc mới. Nếu ren cũ đã được tôi cứng thì trước khi tiên cần ủ.
Nếu không cho phép giảm kích thước ren thì phục hổi bằng cách hàn đắp hoặc mạ kim loại hoặc gia công cơ.
Ren bị mòn đứt, vỡ hay mẻ, ở trong lỗ (trong thân chi tiết máy)
Sửa tới kích thước sửa chữa bằng cách tiên, khoan hoặc khoét hết ren cũ rồi làm lại ren mới có kích thước lớn hơn lúc này phải thay bu lông hoặc vít cấy.
Để sửa chữa tạm mối ghép ren trong trường hợp phức tạp ta có thể làm bu lông hoặc vít cấy hơi nhỉnh hơn lỗ cũ để lắp với lỗ ren mòn. Khi có dịp thuận lợi phải sửa chữa chính thức ngay.
Trong tường hợp lỗ ren được sửa chữa bằng chi tiết bổ sung: muốn vậy ta khoét hoặc khoan lỗ ren có hỏng rộng thệm 5-6 mm nữa rồi mới tiên ren ở bạc với kích thước ren ban đầu.
Có thể bạn quan tâm:
Khả năng chịu lực của thanh ren
Thân bu lông bị cong
Nắn bằng bàn ép kiểu vít me hoặc êtô để tránh hư hại ren. Khi nắn phải dùng đệm mềm để kẹp chặt chi tiết.
Các vít cấy bị cong hoặc ren hỏng đều được thay mới mà không sửa chữa.
– Bị các chất bẩn cúa chặt vào rãnh then: Dùng bàn ren, tarô hoặc chi tiết lắp ren với nó để cạy chất bẩn ở ren và “ nắn lại ren”
– Đầu bu lông đai ốc bị vỡ, méo “ chờn” (không có hình dáng sáu cạnh) các chi tiết khác bị sứt mẻ: Dũa hàn đắp, rồi gia công cơ hoặc chỉ gia công cơ rồi dùng chìa vặn có ngàm hẹp hơn và vặn.
– Các chi tiết ren bị nứt: Hàn đắp hoặc thay mới
– Ren méo vì xiết đai ốc quả tải: Tuỳ theo độ hư hỏng mà áp dụng một trong các biện pháp sửa chữa đã nêu hoặc thay mới.
– “Chết” ren (tức ren bị chặt cứng không vặn ra được): Ngâm trong xăng hoặc dầu hoả từ vài giờ đến vài ngày rồi dùng chìa vặn nối với cánh tay đòn mà vặn ra. Vặn được rồi thì tuỳ theo hình dạng ren mà sửa chữa mối ghép ren.
Chúng ta đã vừa tìm hiểu xong cấu tạo; ưu, nhược điểm; các dạng hư hỏng và cách sửa mối ghép ren. Mọi thắc mắc cũng như khách hàng có nhu cầu đặt mua bu lông, đai ốc, ốc vít, thanh ren các loại xin vui lòng liên hệ theo
Trên đây là bài viết về “Biện pháp sửa chữa các loại hư hỏng trên mối ghép ren”. Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn.
————-
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ
Địa chỉ: Nhà 68, Đường Mương Nổi, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
Điện thoại: 0985.035.888 – 0944.707.888