"

Tiêu chuẩn bu lông liên kết như thế nào bạn đã biết chưa?

Bu lông liên kết được coi là một trong những loại vật liệu quan trọng nhất trong việc lắp ráp, liên kết các chi tiết thành hệ thống khối, khung giàn. Chúng hoạt động dựa trên nguyên lý ma sát giữa các vòng ren của bu lông và đai ốc để kẹp chặt các chi tiết lại với nhau. Tuy nhiên, cũng giống như bu lông Inox hay bu lông hóa chất. Bu lông liên kết cũng có những tiêu chuẩn đánh giá riêng để phù hợp hơn với từng công trình.

Vậy, tiêu chuẩn bu lông liên kết được đánh giá như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới đây của Hoàng Hà chúng tôi nhé.

Tiêu chuẩn bu lông liên kết

Đầu tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tính năng của các loại vật liệu được dùng để sản xuất ra bu lông liên kết.

Vật liệu chế tạo

Bu lông liên kết sản xuất từ các loại thép cacbon thường, thép cacbon cường độ cao, thép hợp kim.

– Thép cacbon là một thép có hai thành phần cơ bản chính là sắt và cacbon, trong khi các nguyên tố khác có mặt trong thép cacbon là không đáng kể. Thành phần phụ trợ trong thép cacbon là mangan (tối đa 1,65%), silic (tối đa 0,6%) và đồng (tối đa 0,6%). Lượng cacbon trong thép càng giảm thì độ dẻo của thép cacbon càng cao. Hàm lượng cacbon trong thép tăng lên cũng làm cho thép tăng độ cứng, tăng thêm độ bền.

-Thép hợp kim là loại thép chứa trong nó một lượng thành phần các nguyên tố hợp kim thích hợp. Người ta cố ý đưa vào các nguyên tố đặc biệt với một lượng nhất định để làm thay đổi tổ chức và tính chất của thép. Các nguyên tố đặc biệt được gọi là nguyên tố hợp kim: Cr, Ni, Mn, Si, W, V, Co, Mo, Ti, Cu. Chính nhờ các nguyên tố hợp kim đó mà làm cho thép hợp kim nói chung có những ưu điểm vượt trội so với thép cacbon như:

  •  Về cơ tính: thép hợp kim nói chung có độ bền có độ bền cao hơn hẳn so với thép cacbon. Điều này thể hiện đặc biệt rõ ràng sau khi nhiệt luyện tôi và ram.
  •  Về tính chịu nhiệt độ cao: thép hợp kim giữ được cơ tính cao của trạng thái tôi ở nhiệt độ cao hơn 2000C. Muốn đạt được điều này thì thép phải được hợp kim hóa bởi một số nguyên tố với hàm lượng tương đối cao.
  • Các tính chất vật lý và hóa học đặc biệt như từ tính, tính giãn nở nhiệt, tính chống ăn mòn…
Vật liệu để tạo nên bu lông liên kết là thép hợp kim và thép carbon
Vật liệu để tạo nên bu lông liên kết là thép hợp kim và thép carbon

Cũng chính vì sự khác nhau trong vật liệu chế tạo nên các tiêu chuẩn của bu lông liên kết cũng được phân chia ra như sau:

Xem thêm các tin tức liên quan:

Đơn vị phân phối bu lông liên kết 8.8 uy tín chất lượng

Bu lông đai ốc mũ là gì?

Tiêu chuẩn đánh giá

Bu lông liên kết được phân chia thành các cấp độ như sau:

Bu lông liên kết cấp bền 8.8:

Bu lông liên kết cường độ cao thường có cấp bền từ 8.8 trở lên và thường được dùng trong các liên kết chịu lực lớn như kết cấu thép, lắp đặt đường ống chịu áp cao, các ngành công nghiệp nặng,…

Bu lông liên kết cấp bền 10.9:

Ngoài việc lắp dựng nhà xưởng, khung kèo thép ra thì bulong liên kết 10.9 còn được sử dụng cho các ngành bê tông ly tâm, cơ khí xây dựng, lắp máy, đường ống và liên kết các mặt bích đáp ứng mọi yêu cầu sử dụng cho khách hàng.

Bu lông liên kết cấp bền 12.9:

Bulong liên kết 12.9 là một trong những sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống hiện nay. Từ những chiếc xe đạp cho đến những chiếc ô tô lớn, từ những chiếc máy kỹ thuật phức tạp đến những công trình cao ốc chọc trời đều có sự đóng góp của những chiếc bulong này.

Trên đây là bài viết chia sẻ về tiêu chuẩn của bu lông liên kết. Quý khách hàng cần tư vấn thêm về sản phẩm hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin bên dưới đây để được hỗ trợ tư vấn nhé.

————————-

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ
Địa chỉ: Nhà 68, Đường Mương Nổi, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
Điện thoại: 0985.035.888 – 0944.707.888
Contact Me on Zalo