Bu lông không chỉ được sử dụng trong các công trình xây dựng, cầu đường, cảng biển… mà chúng còn được ứng dụng trong thi công lắp đặt nội thất.
Vào thời trung cổ, để kết liên kết các mối ghép của đồ nội thất lại với nhau. Những người thợ mốc phải sử dụng đinh gỗ hoặc móng tay kim loại. Tuy nhiên, bắt đầu từ thế kỷ 16, công nhân làm móng bắt đầu sản xuất đinh tán với các hình xoắn ốc có thể kết nối mọi thứ một cách an toàn hơn.
Và trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã cho ra đời những mẫu bu lông hoàn chỉnh được dùng trong lắp đặt nội thất nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung trong đời sống.
Vậy, bu lông ốc vít giúp liên kết các chi tiết rời rạc trong đồ nội thất như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: Khái niệm và cấu tạo và chất liệu của bu lông đai ốc
Bu lông ốc vít và những yêu cầu về mặt kỹ thuật trong thi công đồ nội thất
Đối với đồ nội thất, luôn yêu cầu cao về tính thẩm mỹ cũng như độ bền. Đặc biệt là đồ nội thất trong bếp, nhà tắm. Đây đều là những không gian thường xuyên tiếp xúc với giàu mỡ, hơi ẩm của nước. Chính vì vậy, những chiếc bu lông cần phải đảm bảo được độ sáng bóng theo thời gian. Và đặc biệt là không bị ăn mòn bởi tác động của môi trường bên ngoài. Và những loại bu lông được làm từ chất liệu inox luôn là sự lựa chọn hàng đầu.
Tác dụng chính của bu lông là giúp liên kết hai chi tiết lại với nhau thành một khối. Vậy nên, tùy thuộc vào độ dày, bản rộng, chất liệu, vị trí,… của hai chi tiết cần ghép mà ta lựa chọn sử dụng bulong inox hoặc vít inox cho phù hợp với kiểu mối ghép.
->> Xem thêm: Các loại bu lông hóa chất dạng ống và dạng tuýp
Cách sử dụng bu lông đối với các mối ghép khác nhau
Trong trường hợp các mối ghép chưa có sẵn lỗ thì việc sử dụng các loại vít được ưu tiên hơn cả. Bởi khả năng tự khoan để xuyên thủng bề mặt gỗ tốt hơn. Một số loại bu lông chuyên dụng cũng được sử dụng trong trường hợp này. Tuy nhiên, chúng không thông dụng bằng vít tự khoan.
Đối với các tấm gỗ, mối ghép được khoan sẵn lỗ chờ thì chỉ cần sử dụng một loại bù lông bất kỳ với kích thước phù hợp để lắp ghép với loại đai ốc và long đen tương ứng. Các mối ghép như này phổ biến để định vị các chi tiết bằng gỗ hoặc gỗ có mang chi tiết kim loại.
Để thực hiện liên kết, bulong được luồn vào một con đai ốc bắt ren tương ứng. Để có thể thực hiện việc xoáy con ốc theo chiều ren vào tới điểm chúng thật sự xiết chặt với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ kết nối các tấm chi tiết nội thất rời rạc lại với nhau.
Đối với các loại vít thì có hơi khác một chút. Đó là chi tiết này không sử dụng đai ốc để xiết ren. Mà thay vào đó là lợi dụng lực ma sát được sinh ra khi các rãnh ren trên thân vít. Được bám vào vật liệu sẽ tự xiết chặt khi ta sử dụng lực để vặn sâu vít vào trong vật liệu.
Kết luận
Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin về các loại bu lông đai ốc dùng trong thi công đồ gỗ. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới đây để được hỗ trợ tư vấn.
——————–
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ
Địa chỉ: Nhà 68, Đường Mương Nổi, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
Điện thoại: 0985.035.888 – 0944.707.888
Email: [email protected]