"

Tìm hiểu về bu lông liên kết 8.8

Bu lông liên kết 8.8 được biết đến là một trong những sản phẩm cơ khí được làm từ thép các bon chất lượng cao hoặc thép hợp kim. Nên có độ cứng, độ dẻo đảm bảo chịu lực xiết, lực nén cao.

Đối với việc thi công xây dựng các ngành nghề như: công nghiệp cơ khí , ngành xây dựng các nhà xưởng hay khung kèo thì một trong những loại phụ kiện không thể thiếu được đó chính là bu lông liên kết. Tuy nhiên, dòng bu lông này cũng được phân ra theo nhiều cấp độ khác nhau. Chính vì vậy, hôm nay, Hoàng Hà chúng tôi xin được giới thiệu đến bạn dòng sản phẩm “bu lông liên kết 8.8”.

Tìm hiểu về bu lông liên kết 8.8
Tìm hiểu về bu lông liên kết 8.8 

Phân loại bu lông liên kết 8.8

Thông thường, bu lông liên kết được phân ra thành hai loại là: bu lông liên kết và bu lông kết cấu.

Bu lông liên kết 8.8 là loại có chức năng liên kết các chi tiết với nhau nhờ Ecu. Trong đó lực chịu tải chính là lực dọc trục, lực cắt không giữ vài trò quyết định. Được sử dụng chủ yếu trong các kết cấu tĩnh và ít chịu tải trọng động, các chi tiết máy cố định.

Bu lông kết cấu 8.8: được sử dụng trong các chi tiết thường xuyên chịu tải trọng động, kết cấu với khung dầm. Các chi tiết máy lớn mà những bộ phận liên kết vừa chịu tải trọng dọc trục vừa chịu cắt.

Vật liệu chế tạo bulong liên kết 8.8

Tùy vào mục đích sử dụng, cường độ hay môi trường làm việc mà Bu lông liên kết 8.8, 10.9 được sản xuất bằng những vật liệu như: Đồng, cacbon, thép hợp kim, thép không rỉ (inox).

Trong đó bu lông liên kết thường được sản xuất bằng vật liệu thép hợp kim, thép cacbon hoặc thép không rỉ có cấp bền tương đương hoặc vật liệu có cấp bền thấp hơn rồi sau đó thông qua xử lý nhiệt luyện để đạt cấp bền sản phẩm theo yêu cầu.

Hướng dẫn cách đọc kỹ hiệu trên bu lông

Dựa trên tiêu chí về độ bền. Bu lông được chia thành nhiều loại khác nhau, các cấp khác nhau. Các loại này được chia ra tương ứng với 2 loại ren. Đó là ren hệ inch và ren hệ mét. Ở Việt Nam sử dụng phổ biến nhất là ren hệ mét. Bởi đơn vị đo lường chính ở Việt Nam là mét. Bulông đai ốc hệ mét có các ý nghĩa và có cách đọc các kí hiệu như sau:

– Ngay trên đỉnh của các bulông sẽ có các kí hiệu. Các kí hiệu này từ 2 đến 3 ký tự số latinh. Ý nghĩa của các con số này nói lên cấp của bulông. Ở ký hiệu này sẽ được kí hiệu dưới dạng XX.X Trong đó, kí hiệu trước dấu chấm là chỉ 1/10 độ bền kéo của con bulông. Độ bền này là độ bền tối thiểu có đơn vị là kgf/mm2. Con số sau dấu chấm chỉ 1/10 giá trị giữa tỉ lệ giới hạn chảy và độ bền kéo tối thiểu. Đơn vị được biểu thị dưới dạng %: δch/δb.

– Ngoài ra trên đầu thanh bu lông còn có ký hiệu bằng chữ cái in hoa. Đây là kí hiệu tên của nhà sản xuất. Ví dụ như THE, TY, NLGS…

– Đối với trên bảng vẽ thiết kế bu lông sẽ có các ký hiệu khác mà trên bu lông thật không có như: K: kí hiệu của giác bulông, L: chỉ chiều dài của bulông, P: kí hiệu các bước ren và d: chính là đường kính của bulông.

– Các cấp bền của bu lông hệ mét từ từ 3.8 đến 12.9. Tuy nhiên phổ biến trong ngành công nghiệp cơ khí là bulông cường độ cao như bu lông cấp 8.8, cấp 10.9 và bu lông cấp 12.9. Có nghĩa là chỉ bao gồm các bu lông có kích thước M6 trở lên mà thôi.

Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin về bu lông liên kết. Quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn về sản phẩm hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin bên dưới đây để được hỗ trợ.

Xem thêm sản phẩm bán chạy nhất tại Hoàng Hà:

———————–

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ

Địa chỉ: Nhà 68, Đường Mương Nổi, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội

Điện thoại: 0985.035.888 – 0944.707.888

Email: [email protected]

Contact Me on Zalo