"

Bảng tra bu lông neo về khối lượng, diện tích, cường độ đầy đủ nhất

Tổng hợp các loại bảng tra bu lông neo cập nhật mới nhất 2024 tại Bu Lông Hoàng Hà. Xem ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các loại bảng tra bulong neo bạn nhé!

Bảng tra của Bulong neo là gì? 

Bảng tra của bu lông neo là một tài liệu kỹ thuật dùng để tra cứu các thông số liên quan đến bu lông neo, bao gồm kích thước, cấp bền, tải trọng chịu lực, và các thông số kỹ thuật khác. Bảng tra này giúp kỹ sư và người thi công dễ dàng chọn lựa loại bu lông phù hợp với yêu cầu của công trình, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong việc lắp đặt. Các thông số trong bảng tra bao gồm đường kính, chiều dài, loại ren, vật liệu, lớp phủ bảo vệ, và sức chịu tải của từng loại bu lông, từ đó giúp lựa chọn bu lông đúng tiêu chuẩn cho từng ứng dụng cụ thể như lắp đặt kết cấu thép, móng bêtông hay các công trình chịu lực.

Các dạng bảng tra bu lông neo quan trọng 

Bảng tra bu lông neo theo khối lượng

Bảng tra bu lông neo theo khối lượng

Bảng tra bu lông neo theo khối lượng:

CHIỀU DÀI BU LÔNG L (MM)  ĐƯỜNG KÍNH DANH NGHĨA CỦA REN D (MM)
  L. mm  M12  M14  M16  M18  M20  M22  M24  M27  M30  M33  M36
           35
           40      49.10
           45     53.60
           50      58.10      82.00      107
           55     62.60       88.10       115
           60     67.00       94.10      123      162      207
           65     70.30      98.80       131       171       219
           70     74.70    105.00      139       181       231
           75      79.10      111.00      147       191      243
           80     83.60     117.00      155     200      255        311      392        511      657
           85      88.10    123.00      163      210      267      326       410      534
           90     92.40    127.00       171     220      279       341      428      557       712
         100    101.00    139.00      186     240      303      370      464      603      767       951     1,136
          110   109.00     151.00     202     260      327      400      500      650      823   1,020    1,240
         120    118.00    164.00      218     280       351      430      535      695      880   1,090    1,320
         130   124.00    174.00     230     296      374      450      560      720      920    1,150    1,390
         140   133.00    185.00     246      316      398      480      595      765      975   1,220    1,470
         150    141.00    196.00     262     336      422       510      630       810   1,030   1,290    1,550
         160   150.00   207.00     278     356      446      540      665      855   1,085   1,350    1,630
         170   159.00    218.00     294     376      470      570      700      900    1,140    1,410     1,710
         180   167.00   229.00      310     396      494      600      735      945   1,200   1,480    1,790
         190   176.00   240.00     326      416       519      630      770      990   1,250   1,540    1,870
         200   184.00    251.00     342     436      544      660      805   1,030    1,310    1,610    1,950
         220     374      594      870    1,130   1,420     2,110
         240     406      644      935   1,220   1,530   2,270
         260     438      694   1,000    1,310   1,640   2,430
         280     470      744   1,076   1,750   2,590
         300     502      785     1,141   1,860   2,750

Bảng tra khối lượng bu lông neo móng trên 1m chiều dài

ĐƯỜNG KÍNH BU LÔNG NEO (MM) M14 M16 M18 M20 M24 M27 M30 M33 M36
Khối lượng / 1m chiều dài (kg) 1.22 1.59 2.01 2.48 3.57 4.52 5.58 6.75 8.04

Bảng tra diện tích bu lông neo

Việc tính diện tích của bulong neo là quan trọng để đảm bảo rằng nó có đủ diện tích tiếp xúc với bề mặt làm kín để đảm bảo sự chắc chắn và an toàn của kết nối. Khi biết diện tích này, bạn có thể chọn kích thước phù hợp của bu lông và cũng có thể tính toán được áp lực tiếp xúc và độ bám dính của nó. Điều này quan trọng trong thiết kế cấu trúc và kết nối của các bộ phận trong các ứng dụng khác nhau.

Công thức tính diện tích bulong neo: A = Π /4 * [d – (0.9382 * p)] = 0.7854 * [d – (0.9382 * p)]

Trong đó:

  • “d” là đường kính danh nghĩa của bu lông.
  • “p” là bước ren (được ký hiệu là từ “pitch”). Giá trị của “p” được xác định theo các loại bu lông được quy định trong TCVN 1916:1995, và đã được thống nhất trong nhiều tiêu chuẩn.

Bảng diện tích bu lông neo dưới đây chúng tôi cung cấp là bảng tương đối đầy đủ các loại đường kính, bước ren, và diện tích tiết diện thực của bu lông. Xem bảng tra bu lông neo theo diện tích dưới đây:

NOMINAL

SIZE

PITCH

MM

STRESS AREA

MM2

M3 0.50 5.03
M4 0.70 8.78
M5 0.80 14.20
M6 1.00 20.10
M8 1.25 36.60
M10 1.50 58.00
M12 1.75 84.30
M14 2.00 115.00
M16 2.00 157.00
M18 2.50 192.00
M20 2.50 245.00
M22 2.50 303.00
M24 3.00 353.00
M27 3.00 459.00
M30 3.50 561.00
M33 3.50 694.00
M36 4.00 817.00
M39 4.00 976.00
M42 4.50 1121.00
M48 5.00 1473.00
M52 5.00 1758.00
M64 6.00 2676.00

Bảng tra bu lông neo theo cường độ

Xem bảng tra bu lông neo theo cường độ dưới đây:

 
Cơ tính Trị số đối với cấp độ bền
8.8
3.6 4.6 4.8 5.6 5.8 6.6 6.8 =<M16 >M16 9.8* 10.9 12.9
1. Giới hạn bền đứt Danh nghĩa 300 400 500 600 800 800 900 1000 1200
OB, N/mm2  Nhỏ nhất 330 400 120 600 520 600 800 830 900 1040 1220
2. Giới hạn chảy Danh nghĩa 180 240 320 300 400 360 480 372
OB, N/mm2  Nhỏ nhất 190 240 340 300 420 360 480

VD:
Loại bu lông neo móng có cấp bền là 8.8 thì thông số này có ý nghĩa như sau:

– Tối thiểu độ bền kéo là 80 kgf/mm2

– Giới hạn độ chảy tối thiểu là 80% x 80 = 64 kgf/mm2

>>> Tin tức: Bảng tra bulong đai ốc tiêu chuẩn đầy đủ 2024

Bảng tra phôi thép dùng để sản xuất bu lông neo

Ngoài các loại bảng tra bu lông neo, Bu Lông Hoàng Hà cũng cung cấp cho bạn bản tra phôi thép sau đây. Bảng tra phôi thép được sử dụng để sản xuất bu lông neo nhằm mục đích xác định các thông số kỹ thuật cần thiết cho việc gia công và sản xuất bu lông. Thông qua bảng tra này, các nhà sản xuất có thể tìm hiểu về các loại phôi thép có sẵn trên thị trường, bao gồm các thông số như loại thép, độ cứng, độ dẻo, độ bền kéo, và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất của bu lông neo.
Thông tin từ bảng tra phôi thép giúp cho việc lựa chọn nguyên liệu phù hợp cho quy trình sản xuất bu lông. Từ đó đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng sẽ đáp ứng được các yêu cầu về độ bền, độ cứng, độ co dãn, và độ chịu nhiệt cần thiết trong các ứng dụng khác nhau. Đồng thời, nó cũng giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm thiểu lãng phí nguyên liệu.

Dưới đây là bảng tra phôi thép dùng để sản xuất bulong neo:

Bảng tra phôi thép dùng để sản xuất bu lông neo

>>> Chia sẻ: Bảng tra lực siết bu lông đầy đủ, chi tiết mới nhất

Bảng tra bu lông neo theo từng cấp bền

Bảng tra bu lông neo theo từng cấp bền thường được sử dụng để lựa chọn loại bu lông phù hợp cho mỗi ứng dụng cụ thể dựa trên yêu cầu về cấp bền và sự an toàn. Bằng cách sử dụng bảng tra này, bạn có thể xác định kích thước và loại bu lông cần thiết để đảm bảo rằng kết nối sẽ đáp ứng các yêu cầu về cấp bền, độ bền và khả năng chịu tải đối với môi trường và điều kiện làm việc cụ thể.

Ngoài ra, bảng tra còn cung cấp thông tin chi tiết về các thông số kỹ thuật của từng loại bu lông neo móng, bao gồm đường kính, bước ren, chiều dài, v.v. Thông tin này rất hữu ích để lựa chọn loại bu lông phù hợp với yêu cầu cụ thể của mỗi ứng dụng và để đảm bảo sự an toàn và hiệu suất của kết nối.

bảng tra bu lông neo theo cấp độ bền

Trên đây là các thông tin công ty Hoàng Hà cung cấp về ” Bảng tra bu lông neo đầy đủ, mới nhất 2024″. Hi vọng rằng qua bài viết này bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về các bảng tra bu lông trên thị trường hiện nay.

CALL ME
+
Call me!
Contact Me on Zalo